Xác lập Kỷ lục Độc bản đối với dòng men tro trấu của Gốm Chu Đậu

31/08/2022

Ngày 14/12, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập Kỷ lục Độc bản: “Men tro trấu – Sản phẩm Gốm Chu Đậu, dòng men thiên nhiên cổ truyền độc đáo của gốm Việt Nam” đến Công ty CP Gốm Chu Đậu (Thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, Huyện Nam Sách, Hải Dương).
xác lập độc bản kỷ lục gốm chu đậu viện độc bản

Tiến sĩ Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập đến ông Nguyễn Hữu Thức – Giám đốc Công ty CP Gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu được hình thành, phát triển, thăng trầm theo dòng chảy của lịch sử nước nhà. Đây là dòng gốm mỹ nghệ cao cấp, có niên đại vào khoảng thế kỷ XIII- XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV-XVI. Sang thế kỷ XVII, gốm Chu Đậu bị thất truyền do cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Mạc tại vùng châu Nam Sách. Địa danh gốm Chu Đậu lụi tàn nhưng phong cách gốm Chu Đậu vẫn được gìn giữ bởi những người thợ tài hoa trên đường di tán.
gốm chu đậu cổ viện độc bản

Bình gốm cổ Chu Đậu của Việt Nam trong danh sách hiện vật của Bảo tàng Cung điện Tokapi – Ảnh sưu tầm

Nói đến sản phẩm gốm Chu Đậu chúng ta không thể không tự hào nhắc đến những nghệ nhân như Đặng Huyền Thông, Bùi Thị Hý, Vương Quốc Doanh… đã khai sinh ra dòng gốm Hoa lam, đặc trưng cho gốm thời Hậu Lê và cũng là thành tựu huy hoàng của mỹ nghệ nước nhà.

Gốm Chu Đậu cổ hội tụ đầy đủ những nét đẹp tinh túy nhất về cả văn hóa, nghệ thuật sắp xếp, trình bày, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là dòng gốm được đánh giá rất cao cả trong và ngoài nước. Hiện nay có 46 bảo tàng danh tiếng ở 32 nước trên thế giới và trong khu vực đang trưng bày hiện vật gốm cổ Chu Đậu.

vẻ đẹp gốm chu đậu vện độc bản

Một sản phẩm gốm Chu Đậu – Ảnh sưu tầm

Có nhiều yếu tố góp phần tạo nên những sản phẩm gốm Chu Đậu sắc nét, tinh tế nhưng một nét đặc trưng nhất của dòng gốm này chính là lớp men bao bọc hoa văn họa tiết của các sản phẩm, khác hẳn với những dòng gốm khác. Men gốm Chu Đậu dùng là bài men gốc được áp dụng theo bài men tro trấu được thừa hưởng từ các cụ làm Gốm Chu Đậu cổ.

 

sản xuất gốm - viện độc bản

Sản xuất gốm Chu Đậu bằng phương pháp thủ công – Ảnh sưu tầm

 

vẻ đẹp bình gốm - viện độc bản

Vẻ đẹp gốm Chu Đậu – Ảnh sưu tầm

Ba sản phẩm gốm Chu Đậu từng xác lập

Ba sản phẩm gốm Chu Đậu từng được xác lập

 

Từ thế kỷ XIII – XIV, người Chu Đậu đã biết dùng các loại nguyên liệu có sẵn để phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ như dùng vỏ trấu, lá cây, thân cây làm men bảo vệ hoa văn, họa tiết sản phẩm. Qua quá trình lao động, sản xuất thực tiễn, người Chu Đậu xưa đã đúc kết ra cách thức dùng vỏ trấu đốt lên làm men giúp cho sản phẩm bền, đẹp từ nguồn nguyên liệu sẵn có. Nhờ vậy, những sản phẩm gốm Chu Đậu cổ được khai quật nằm sâu hơn 400 năm dưới vùng biển ngoài khơi Cù Lao Chàm vẫn nguyên vẹn các họa tiết dù bị tác động và bị bào mồn bởi nước muối mặn cùng các loại sinh vật biển.

 

Ông Đặng Huy Tuân trao biểu tượng kỷ lục

Tiến sĩ Đặng Huy Tuân, Phó Viện trưởng thường trực Viện Sáng tạo độc bản Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao biểu tượng Kỷ lục Việt Nam đến ông Thức

Tiến sĩ đặng huy tuân trao quyết định cho ông Thức

Tại buổi lễ, Viện Sáng tạo Độc bản Việt Nam cũng đồng thời trao Quyết định thành lập Văn phòng đại diện của Viện tại Chu đậu – Hải Dương do ông Nguyễn Hữu Thức làm Trưởng Văn phòng

Ngày nay, bằng khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu, khảo cổ học đã dùng đồng vị Cacbon-14 phân tích bài men tro của gốm Chu Đậu và nhận thấy đây là bài men vô cùng độc đáo: Nhiệt độ nóng chảy cao giúp cho gốm già hơn, kêu vang hơn. Đặc biệt, không phải sử dụng hóa chất nên các sản phẩm gốm Chu Đậu không có độc tố, không có chất kích ứng ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Đoàn tham quan khu trưng bày các sản phẩm Gốm Chu Đậu và chụp hình lưu niệm

Đoàn tham quan khu trưng bày các sản phẩm Gốm Chu Đậu và chụp hình lưu niệm

Với những nét tinh túy, đặc trưng, sáng tạo và độc đáo, dòng men thiên nhiên cổ truyền này đã được xác lập Kỷ lục Độc bản Việt Nam.

Quỳnh Ngọc – Kỷ lục